Lượt xem: 662

Mỹ Tú: Hội thảo sơ kết mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực bán thâm canh trên vùng nước lợ, ngọt

Ngày 08-12, Trạm Khuyến nông huyện Mỹ Tú tổ chức sơ kết mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực bán thâm canh trên vùng nước lợ, ngọt trên địa bàn huyện. Đến dự có đại diện Trung tâm Khuyến nông tỉnh, các ngành, đoàn thể huyện, chính quyền và bà con nông dân địa phương.

 


Hội thảo sơ kết mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực bán thâm canh trên vùng nước lợ, ngọt. Ảnh Quốc Tuấn

 

    Được sự hỗ trợ kinh phí của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng, Trạm Khuyến nông huyện Mỹ Tú triển khai thực hiện thí điểm 4 mô hình trình diễn nuôi tôm càng xanh toàn đực bán thâm canh trên vùng nước lợ, ngọt tại 2 xã: Mỹ Thuận, Mỹ Tú với tổng quy mô 2 ha. Mỗi mô hình được thực hiện trên diện tích ao nuôi 5.000m2 mặt nước. Nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ 50% chi phí con giống, 50% chi phí thức ăn và được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh trong suốt quá trình nuôi. Mô hình đã thực hiện đảm bảo các quy trình kỹ thuật ở các khâu như: Chuẩn bị ao nuôi, nguồn nước, chọn con giống, cách thả giống, thức ăn và quản lý việc cho ăn… Sau các bước chuẩn bị, đầu tháng 9-2020 tiến hành thả 50.000 tôm giống/mô hình, mật độ thả 10 con/m2. Hiện nay tôm nuôi gần 3 tháng tuổi, đang sinh tưởng và phát triển tốt, tỉ lệ sống khoảng 75 – 80%, trọng lượng khoảng 200-250 con/kg. Dự kiến sau 6 tháng nuôi sẽ bắt đầu cho thu hoạch, kích cỡ tôm thu hoạch bình quân 25-30 con/kg, ước sản lượng khoảng 1.200 kg, trừ các chi phí mỗi mô hình thu lãi hơn 65 triệu đồng.

    Tại hội thảo sơ kết, bà con địa phương đã trao đổi, thảo luận các vấn đề cải tạo ao nuôi, quy trình thả giống, thời gian cho ăn và lượng thức ăn, thời gian bẻ càng, cách thức thu hoạch,… Việc xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực bán thâm canh trên vùng nước lợ, ngọt nhằm góp phần làm đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản, thực hiện tốt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, giai đoạn 2015- 2020.

    Đồng chí Huỳnh Huy Anh - Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Mỹ Tú cho biết, tôm càng xanh toàn đực có thể sống, sinh trưởng tốt trong nguồn nước có độ mặn từ 4 - 6‰, do đó đây là đối tượng nuôi phù hợp với điều kiện xâm nhập mặn như hiện nay, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững cho người nông dân. Mô hình nuôi này không sử dụng thuốc và hóa chất như nuôi tôm biển, nên không làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái của các loài thủy hải sản khác. Thông qua mô hình làm điểm tham quan, học hỏi, trao đổi kỹ thuật cho người dân để tạo điều kiện phát triển nghề nuôi tôm càng xanh thương phẩm tại địa phương.

Quốc Tuấn



Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 90
  • Hôm nay: 6368
  • Trong tuần: 73,688
  • Tất cả: 11,857,877